Project Nobska

Project Nobska là một chương trình nghiên cứu tác chiến chống ngầm của Hải quân Mỹ thực hiện vào mùa hè năm 1956, dưới sự chỉ đạo của Chủ nhiệm tác chiến Hải quân Hoa Kỳ Đô đốc Arleigh Burke. Chương trình này cũng hay được gọi dưới cái tên Nobska Study, được đặt theo địa danh mũi Nobska gần Học viện nghiên cứu hải dương tại mũi Nobska, gần Viện hải dương học Woods Hole, Cape Cod, Massachusetts. Chương trình nghiên cứu tập trung vào phát triển các biện pháp tác chiến chống ngầm, bao gồm tàu ngầm nguyên tử. Chương trình nghiên cứu này có sự tham gia của 73 công ty chuyên thiết kế tàu ngầm, sản xuất vũ khí, bao gồm các nhà khoa học từ phòng thí nghiệm vũ khí hạt nhân thuộc Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ. Trong số các nhà khoa học tham gia dự án có những nhà khoa học nổi tiếng từng đoạt giải Nobel bao gồm Isidor Rabi, Paul Nitze, và Edward Teller. Kết quả của chương trình nghiên cứu là Hải quân Mỹ đã nâng cấp thiết kế tàu ngầm hạt nhân, cũng như cải tiến vũ khí hạt nhân chống ngầm, cho đến khi loại vũ khí này bị loại khỏi trang bị những năm 1980. Chương trình phát triển ngư lôi hạng nhẹ (Mark 46) và ngư lôi hạng nặng Mark-48 cũng được chấp nhận triển khai. Dự án Nobska cũng cân nhắc đến việc phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Polaris. Trong vòng 5 năm sau đó, Polaris đã trở thành vũ khí răn đe hạt nhân chủ yếu của Hải quân Mỹ.[1][2]

Project Nobska

Địa điểm Woods Hole, Massachusetts
Loại hình US Navy and interagency conference/summer study
Chỉ đạo Committee on Undersea Warfare of the National Academy of Sciences
Nhân tố liên quan 73 representatives from US government organizations concerned with submarine warfare
Chủ đề Submarine and antisubmarine warfare
Ngày 18 Tháng 6 – 15 Tháng 9 1956 (1956-06-18 – 1956-09-15)
Nguyên nhân Introduction of nuclear-powered submarines
Nhà bảo trợ Chief of Naval Operations Admiral Arleigh Burke
Hệ quả
Còn gọi là Nobska study
Tọa độ 41°31′0″B 70°39′20″T / 41,51667°B 70,65556°T / 41.51667; -70.65556